Trang chủ Tin tức và sự kiện Bản tin y tế Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 (SPR-COVID)” và phương hướng, nhiệm vụ thúc đẩy tính bền vững của Dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030

Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 (SPR-COVID)” và phương hướng, nhiệm vụ thúc đẩy tính bền vững của Dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030

Getting your Trinity Audio player ready...

Ngày 21/11, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tổ chức tổng kết Dự án “ Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 (SPR-COVID)” và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thúc đẩy tính bền vững của Dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030.

Đồng chí Phùng Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Sở Y tế – Trưởng ban điều phối Dự án tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị. Đại biểu của Dự án có TS. Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội; PGS.TS Trần Đắc Phu – Giám đốc kỹ thuật Dự án;

Đ/C Phùng Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị

Tham dự hội nghị còn có Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế ; Ban điều phối Dự án tỉnh; Các đơn vị y tế tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Chi cục Dân số; Đại diện UBND, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và UBND xã, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn triển khai Dự án; Đại diện các nhóm cộng đồng thuộc Dự án.

TS Khuất Thu Hồng phát biểu tại Hội nghị
Giáo sư Trần Đắc Phu phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị đồng chí Phùng Thị Thu Hà cho biết Vĩnh Phúc cùng với Long An, Khánh Hòa vinh dự là 3 tỉnh được lựa chọn để triển khai Dự án. Tại Vĩnh Phúc, Dự án được thực hiện tại 09 xã, phường, thị trấn thuộc 03 huyện, thành phố là Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo. Trong thời gian 03 năm từ 2022-2024, Dự án đã giúp các cán bộ cơ sở tiếp cận được với nhiều kiến thức và kỹ năng trong việc tổ chức, huy động lực lượng, phối hợp liên ngành ứng phó với tình huống dịch bệnh khẩn cấp; giúp cho y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã cung ứng dịch vụ y tế thiết yếu, phát hiện xử lý sớm ổ dịch; truyền thông nguy cơ nâng cao kiến thức cho người dân về các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương… Dự án đã để lại nhiều thành tựu, kiến thức và những bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác có nguy cơ bùng phát trong tương lại.

Tại Hội nghị các đại biểu được nghe Báo cáo tổng kết Dự án SPR-COVID. Theo báo cáo sau gần 3 năm tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện Dự án tại 9 xã, phường thuộc 3 huyện, thành phố: Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo đến nay, ngành y tế tỉnh đã tổ chức 09 khoá tập huấn, mỗi khoá chia làm nhiều lớp cho các đối tượng là: Giảng viên thuộc Dự án, Chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức đoàn thể; nhân viên y tế tuyến huyện, xã, thôn và các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Các lớp tập huấn đều đã hoàn thành theo đúng tiến độ của Dự án. Hoạt động truyền thông được thực hiện đa dạng, phong phú. Dự án đã hướng dẫn xây dựng mạng lưới zalo cộng đồng tuyên truyền thông tin về Covid – 19 và các dịch bệnh khác đến đại đa số người dân, đạt mức bao phủ 72,3%. Hoạt động xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành và diễn tập các tình huống dịch bệnh khẩn cấp, huy động được sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Đồng thời, khuyến khích các đoàn thể tham gia các cuộc thi, đẩy mạnh các sáng kiến gắn với công tác sẵn sàng ứng phó đại dịch Covid – 19 và các dịch bệnh khác. Các cuộc thi đã được sự ủng hộ từ phía chính quyền địa phương và sự hưởng ứng nhiệt tình, mạnh mẽ từ người dân và các thành viên nhóm cộng đồng…Các trang thiết bị y tế, thiết bị truyền thông do Dự án cung cấp được sử dụng đúng mục đích, chức năng và có hiệu quả.

Trong khuôn khổ Hội nghị các đại biểu được nghe một số tham luận đến từ các đơn vị như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tham luận về Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông – giáo dục sức khoẻ; Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội trình bày Kết quả đánh giá cuối kỳ của Dự án; TTYT huyện Tam Đảo tham luận về xây dựng mạng lưới và phương pháp triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh, y tế công cộng đối với nhóm dễ bị tổn thương (người dân tộc Sán Dìu); Đại diện nhóm chủ nhà trọ Kiền Sơn chia sẻ các hoạt động của nhóm; Đại diện UBND xã Thanh Trù (Vĩnh Yên) tham luận về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án và Đại diện nhóm người dân tộc Sán Dìu chia sẻ các hình thức tuyên truyền đến cộng đồng của nhóm.

Đ/c Nguyễn Văn Trường _ Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu tham luận tại Hội nghị

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Phùng Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới: Tiếp tục phối hợp liên ngành với các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội các cấp để triển khai hoạt động duy trì bền vững Dự án; Tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế đặc biệt là cán bộ y tế cơ sở; Tăng cường  hoạt động truyền thông, đa dạng về hình thức truyền thông, như tổ chức các cuộc thi, nhóm zalo cộng đồng, ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất tài liệu truyền thông…; Sử dụng tài liệu, trang thiết bị dự án hiệu quả; Tiếp tục duy trì và phối hợp với các mạng lưới, nhóm dễ bị tổn thương trên địa bàn tỉnh trong triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe và các sự kiện y tế…

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị
Đại diện Ban Điều phối Dự án báo cáo tổng kết Dự án
Đại diện UBND xã Thanh Trù phát biểu tại Hội nghị
Đại diện nhóm Chủ nhà trọ Kiền Sơn phát biểu tại Hội nghị
Đại diện nhóm Dân tộc Sán Dìu phát biểu tại Hội nghị

Tin: Ngô Trang Ảnh : Khổng Dũng, Hoàng Hiệp (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan