Trang chủ Kiểm soát bệnh tật An toàn thực phẩm Bài phát thanh “Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa lũ”

Bài phát thanh “Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa lũ”

Getting your Trinity Audio player ready...

Bà con nhân dân và các bạn thân mến!

Mùa mưa lũ đến cũng là lúc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là nguy cơ ngộ độc thực phẩm gia tăng. Nguyên nhân là do nước ngập, vệ sinh môi trường kém, điều kiện vệ sinh trong chế biến thực phẩm không đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, ký sinh trùng.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngành Y tế khuyến cáo mọi người thực hiện tốt các biện pháp sau:

Chọn thực phẩm an toàn: Lựa chọn thực phẩm tươi sống, không có dấu hiệu bị ôi thiu, biến màu; ưu tiên thực phẩm đóng gói, có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tránh mua thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn sẵn không rõ nguồn gốc; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; không lựa chọn, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ, độc, cây, củ, quả lạ.

Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, để riêng thực phẩm sống và chín; rửa sạch rau quả trước khi chế biến; Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm, hải sản; đậy kín thức ăn sau khi nấu.

Vệ sinh môi trường: Vệ sinh nhà cửa, dụng cụ nấu ăn sạch sẽ; xử lý rác thải đúng cách, tránh để rác thải bừa bãi; sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn; Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Lưu ý đặc biệt trong mùa mưa lũ: Không sử dụng nước sông, ao hồ để ăn uống; không sử dụng thực phẩm đã bị ngập nước, thực phẩm đã quá hạn sử dụng; vệ sinh dụng cụ nấu ăn bằng nước sạch và chất tẩy rửa; khi nước rút cần khử trùng môi trường, nhà cửa, chuồng trại bằng các chất khử trùng. Theo dõi thông tin về dịch bệnh từ các cơ quan y tế để có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; sốt, ớn lạnh; đau đầu, chóng mặt; mệt mỏi, chán ăn.

Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm cần: uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể; nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Nếu triệu chứng nặng, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, hãy chung tay thực hiện tốt các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngô Trang – Khoa TTGDSK

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài phát thanh tuyên truyền “An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024”

Bà con nhân dân và các bạn thân mến! Tết Trung thu...

5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn

Chuẩn bị thực phẩm đúng cách là việc mỗi người tiêu dùng...

Năm chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn

Chuẩn bị thực phẩm đúng cách là việc mỗi người tiêu dùng...

Bổ sung kẽm cho người cao tuổi

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần...