Trang chủ Tin tức và sự kiện Bản tin y tế Hội thảo lấy ý kiến về các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hội thảo lấy ý kiến về các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Getting your Trinity Audio player ready...

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chiều ngày 11/4, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về các giai pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để xây dựng cơ chế chính sách mới cho giai đoạn 2025-2030. Tiến sĩ Lê Hồng Trung – Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội thảo

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành liên quan trong tỉnh; các đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế; đại diện các phòng chức năng của Sở Y tế; lãnh đạo các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế và Thành viên nhóm nghiên cứu Đề án “Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Lê Hồng Trung nhấn mạnh: Công tác an toàn thực phẩm hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng gia tăng, hình thức sản xuất, kinh doanh ngày càng đa dạng. Đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn, mà còn là trách nhiệm chính trị vì sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Do đó hội thảo diễn ra có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị đã trình bày các báo cáo, tham luận quan trọng, làm rõ nhiều khía cạnh của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh:

Báo cáo “Cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn thực phẩm” đã nêu bật vai trò then chốt của an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển giống nòi, đồng thời chỉ ra các mô hình, kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm thành công tại một số địa phương trong và ngoài nước.

Báo cáo “Thực trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc” cho thấy, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh và nỗ lực của các ngành chức năng, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm chưa đồng bộ, tính khả thi chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; thiếu các công cụ kỹ thuật cho quản lý an toàn thực phẩm; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn phân tán, chưa tập trungh đầu mối; nguồn lực triển khai công tác QLNN còn hạn chế: nhân lực, trang thiết bị, ngân sách….

Báo cáo “Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030” đã được trình bày tại hội thảo, với các nội dung đề xuất trọng tâm như: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý; kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ quản lý an toàn thực phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ; tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra…

Tham luận về một số “Giải pháp quản lý an toàn thực phẩm và cơ chế chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới” từ đại diện các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; đại diện Phòng Y tế huyện, thành phố: Phúc Yên; Tam Đảo; Tam Dương; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – Mỹ phẩm và thực phẩm; Bệnh viện Sản Nhi tỉnh; TTYT huyện Sông Lô và đại diện Phòng An toàn thực phẩm tiếp tục bổ sung các giải pháp, cơ chế chính sách về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm xoay quanh những vấn đề còn vướng mắc trong công tác phối hợp liên ngành, nguồn nhân lực chuyên trách an toàn thực phẩm ở tuyến cơ sở, cơ chế giám sát và xử lý vi phạm, cũng như vai trò của công tác truyền thông, giáo dục trong thay đổi hành vi tiêu dùng an toàn. Nhiều ý kiến đề xuất: xây dựng chiến lược, quy hoạch, tổ chức bộ máy; bổ sung các quy định, phương thức quản lý về an toàn thực phẩm; yêu cầu về điều kiện sản xuất, kinh doanh, lưu thông, vận chuyển, quảng cáo thực phẩm; mối nguy hại trong quản lý an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý giữa các sở ngành, địa phương theo lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm; các công cụ, kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…

Phát biểu kết luận hội thảo, Tiến sĩ Lê Hồng Trung đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của các đại biểu tham dự. Ông khẳng định: “Các ý kiến, tham luận tại hội thảo đã làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề thực trạng, khó khăn, thách thức trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời thống nhất được các giải pháp, cơ chế chính sách, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền về lĩnh vực an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Đây là cơ sở quan trọng để Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các sở ngành, đợn vị liên quan tham mưu đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, chương trình hành động trong tình hình mới, góp phần xây dựng môi trường thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người dân tốt hơn nữa.

 Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Văn Toản – Khổng Dũng – Ngô Trang                                                                            Khoa TTGDSK

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *