Trang chủ Kiểm soát bệnh tật “Phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa” – Lời kêu gọi hành động cho Ngày Môi trường Thế giới năm 2024

“Phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa” – Lời kêu gọi hành động cho Ngày Môi trường Thế giới năm 2024

Getting your Trinity Audio player ready...

“Mẹ Trái đất” đang lên tiếng!

Ngày 05/6 hằng năm là Ngày Môi trường Thế giới, một ngày lễ quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích mọi người chung tay bảo vệ Trái đất.

Năm nay, Ngày Môi trường Thế giới 05/6/2024 mang chủ đề Phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa. Đây là lời kêu gọi khẩn cấp để chúng ta hành động nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá, chống lại biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực cho thế hệ tương lai.

Tại sao bảo vệ môi trường lại quan trọng?

Vì môi trường là nơi cung cấp cho chúng ta không khí để thở, nước để uống, thức ăn để ăn và nơi ở cho tất cả các loài sinh vật; Môi trường lành mạnh giúp chúng ta có sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực trạng môi trường hiện nay đang gặp nhiều vấn đề, trong đó thực trạng môi trường đất đang báo động: Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Hạn hán xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt; Sa mạc hóa đang lan rộng, đe dọa hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Môi trường đất đang tác động tiêu cực đến sức khỏe con người: Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và thực phẩm, dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, ung thư, … Suy thoái đất làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng; Hạn hán và sa mạc hóa khiến con người thiếu nước sinh hoạt và nước tưới tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.

Mỗi người có thể làm gì để bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường đất?

Tiết kiệm năng lượng: Tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Chung tay bảo vệ đất đai: Hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp, trồng cây xanh, tham gia các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng.

Giảm thiểu rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon, tái sử dụng và tái chế rác thải…

Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường: Mua sắm các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa sinh học.

Tiết kiệm nước: Tắt nước khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải.

Hỗ trợ các sáng kiến: Tham gia các hoạt động, chương trình phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với mọi người.

Hành động ngay từ hôm nay: Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng hãy chung tay hành động để bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và thế hệ tương lai.

Hành tinh của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta! Hãy hành động ngay bây giờ cho một tương lai bền vững!

Thu Hương

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Vĩnh Phúc
© Copyright 2023 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc