Trang chủ Kiểm soát bệnh tật Bệnh truyền nhiễm Bệnh phong căn nguyên, đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh phong căn nguyên, đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng bệnh

Getting your Trinity Audio player ready...
  • Căn nguyên gây bệnh
  1. leprae là tác nhân gây ra bệnh phong đã được phát hiện gần 150 năm nay và là vi khuẩn gây bệnh cho người được tìm ra đầu tiên trên mô bệnh học.

Bệnh phong do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae, hay còn gọi là trực khuẩn Hansen gây ra. Vi khuẩn phong (M. leprae) thuộc bộ Actinomycetales, họ Mycobacteriaceae. Vi khuẩn có hình gây thẳng (nên gọi là trực khuẩn), kháng cồn, kháng axit.

  • Đường lây truyền

Vi khuẩn phong bài xuất khỏi cơ thể qua đường da, nhất là những tổn thương phong có loét, qua nước mũi. Một nghiên cứu cho thấy một bệnh nhân phong thể u khi hắt hơi có thể bắn vi khuẩn phóng xa 1,5m.

Vi khuẩn phong xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua tiếp xúc da, đặc biệt da bị xây xát. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phong ở người tiếp xúc với bệnh nhân phong cao gấp 4 lần so với người không tiếp xúc. Người sống trong cùng mái nhà với bệnh nhân phong tỷ lệ mắc bệnh phong cao gấp 10 lần so với người không tiếp xúc. Nếu trong 1 căn hộ có nhiều người mắc bệnh phong thể u thì nguy cơ lây lan sẽ tăng 20 lần so với không tiếp xúc.

  • Triệu chứng

– Thời kỳ sơ phát

  • Tổn thương da: có thể là dát thay đổi màu sắc (trắng, thâm, hồng).
  • Rối loạn cảm giác: bệnh nhân có cảm giác “Vướng mạng nhện” hay “kiến bò” ở một vùng da nào đó của cơ thể.
  • Một số triệu chứng không điển hình: sốt dai dẳng, sổ mũi hoặc chảy máu cam, xuất hiện các vết bỏng.

– Thời kỳ toàn phát

+ Dát đơn thuần: Dát màu hồng hay màu bạc, giới hạn không rõ, thường 1 hoặc 2 thương tổn, ở vùng da hở, kích thước 2-3 cm, rối loạn cảm giác nông tại thương tổn.

  • Củ: Thương tổn chắc, nổi cao hơn mặt da, màu hồng hay đỏ thẫm, kích thước 1 đến vài milimet; các củ đứng tập trung thành mảng gọi là mảng củ. Mảng củ thường ở vùng da hở, 2-3 thương tổn không đối xứng, xu hướng lan ra xung quanh lành ở giữa; thương tổn khô, trên bề mặt có vảy da, lông rụng thưa, giảm hoặc mất càm giác nông trên thương tổn.
  • Dát thâm nhiễm, mảng thâm nhiễm, u phong: Hình thái thương tổn cơ bản tùy theo thể, thâm nhiễm sâu, số lượng thương tổn nhiều, lan tỏa đôi khi đối xứng.
  • Viêm dây thần kinh: Viêm dây thần kinh ngoại biên, các dây thần kinh viêm to và đâu. Thường viêm các dây thần kinh: dây thần kinh trụ, thần kinh cổ nông, thần kinh hông khoe ngoài, thần kinh giữa….
  • Rối loạn cảm giác: bệnh nhân có biểu hiện giảm, hay mất cảm giác nông bao gồm cảm giác đau, cảm giác nóng lạnh và xúc giác ở thương tổn. Bệnh nhân mất cảm giác ở giác mạc lòng bàn tay, bàn chân cần có biện pháp điều trị thích hợp để tránh tàn tật nặng nề hơn.
  • Rối loạn vận động: Biểu hiện liệt, teo các cơ.
  • Rối loạn bài tiết: Giảm hoặc mất khả năng bải tiết mồ hôi làm da khô, nứt nẻ, tăng tiết chất bã làm da luôn luôn bóng.
  • Rối loạn dinh dưỡng: Loét ổ gà, rụng lông mày (thường ở 1/3 giữa ngoài), dày sừng ở lòng bàn tay, bàn chân, teo da, xốp xương và tiêu xương.
  • Các thương tổn khác: viêm mũi, viêm họng, viêm kết mạc, viêm tinh hoàn, chứng vú to ở nam giới…
  • Tàn tật trong bệnh phong

– Tàn tật tiên phát: Do trực tiếp vi khuẩn phong gây viêm dây thần kinh ngoại biên, hậu quả là mất chức năng:

  • Mất cảm giác.
  • Teo cơ.
  • Mất cảm giác giác mạc, mắt thỏ.
  • Co các ngón tay, chân.

– Tàn tật thứ phát: Xuất hiện trên cơ sở đã có tàn tật tiên phát. Bệnh nhân không biết cách chăm sóc, điều trị tàn tật tiên phát dẫn tới các tàn tật nặng hơn:

  • Loét.
  • Bỏng/thương tích.
  • Cụt ngón/bàn tay, bàn chân.
  • Cách phòng bệnh

– Để phòng chống bệnh phong có hiệu quả, mỗi người khi cơ thể trên da có đám da thay đổi màu sắc trắng hay nâu kèm theo rối loại cảm giác cần đến ngay cơ sở y tế khám ngay;

– Người bị bệnh phong phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng ra nắng mỗi ngày;

– Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;

– Phát hiện sớm người mắc bệnh phong điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác tránh di chứng tàn tật cho người bệnh.

BsCKI. Nguyễn Văn Đồng – PTK Phòng chống Bệnh truyền nhiễm

– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0917.332.657

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Năm chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn

Getting your Trinity Audio player ready... Chuẩn bị thực phẩm đúng cách...

Hưởng ứng ngày Hen toàn cầu năm 2024

Getting your Trinity Audio player ready... Ngày Hen toàn cầu (ngày Thứ Ba,...

Những lưu ý về chế độ ăn của người cao tuổi trong mùa nắng nóng

Getting your Trinity Audio player ready... Thời tiết nắng nóng có ảnh...

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Vĩnh Phúc
© Copyright 2023 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc