Bổ sung kẽm cho người cao tuổi

Getting your Trinity Audio player ready...

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.

Kẽm (Zn) được đưa vào cơ  thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng, là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, hormone, đặc biệt là có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp AND và tăng sinh tế bào. Mặt khác, các tế bào miễn dịch lympho B, lympho T, bạch cầu, đại thực bào… lại là các tế bào có mức độ tăng sinh rất cao nên cần được cung cấp đủ kẽm để duy trì đủ số lượng cần thiết. Thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm hệ thống miễn dịch nên dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, hô hấp, tự miễn… dẫn đến sức khỏe suy yếu nhanh chóng. Do vậy, có thể khẳng định, kẽm là thành phần quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Kẽm không tồn tại trong cơ thể dưới dạng dự trữ nên thường xuyên phải bổ sung hàng ngày. Trong khi đó, người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu và thường hay ăn kiêng nên có nguy cơ thiếu kẽm cao. Kẽm là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Người cao tuổi cần bổ sung kẽm hàng ngày.

Hệ miễn dịch hay còn gọi là sức đề kháng được ví như “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe con người. Theo thời gian, chức năng hệ miễn dịch của cơ thể cũng trở nên suy yếu dần. Người lớn tuổi thường có sức đề kháng kém, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, bệnh về đường hô hấp, các bệnh tự miễn và mạn tính khác… Khi hệ miễn dịch đã suy yếu thì nếu mắc bệnh, bệnh cũng sẽ lâu khỏi hơn. Không chỉ có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe tổng thể của người lớn tuổi cũng bị suy giảm do lão hóa tự nhiên. Vì thế, để nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, người cao tuổi cần bổ sung kẽm.

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp kẽm mà chủ yếu hấp thu từ thực phẩm hàng ngày thông qua hệ tiêu hóa. Trong khi đó, người cao tuổi với hệ tiêu hóa không còn hoạt động tốt như trước kèm theo một số bệnh lý lão hóa dẫn đến chán ăn, ăn kém dẫn tới dễ bị thiếu kẽm.

Kẽm giúp cải thiện trí não, hệ thần kinh: Kẽm là yếu tố cần thiết trong dẫn truyền thần kinh, giúp trí não người cao tuổi minh mẫn, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và ngủ sau giấc.

Bổ sung kẽm không chỉ giúp nâng cao hệ miễn dịch mà còn giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác của người lớn tuổi. Điển hình như:

– Cải thiện trí não, hệ thần kinh: Kẽm là yếu tố cần thiết trong dẫn truyền thần kinh. Bổ sung kẽm giúp minh mẫn, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc.

– Kẽm làm chậm quá trình oxy hóa ở người cao tuổi: Kẽm giúp làm chậm quá trình oxy hóa, giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tim mạch.

– Kẽm phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi: Bên cạnh canxi thì kẽm cũng là yếu tố cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương khớp. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như sự thay mới collagen ở sụn khớp nên có tác dụng phòng ngừa loãng xương và các bệnh lý về thoái hóa khớp.

– Kẽm giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người cao tuổi: Kẽm cần thiết cho sản xuất insulin – một chất rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho hormone sinh sản và hormone tuyến giáp.

– Kẽm giúp phòng ngừa các bệnh về mắt: Kẽm cần thiết cho quá trình vận chuyển vitamin A vào trong võng mạc mắt, giúp ngăn ngừa suy giảm thị lực. Ngoài ra, kẽm còn giúp ngăn chặn các bệnh lý ở mắt như phù võng mạc, mờ đục võng mạc, thoái hóa điểm vàng.

Người cao tuổi thiếu hụt kẽm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể; Chậm lành các tổn thương; Phát ban da có vảy, đặc biệt là da ở vùng tay, xung quanh miệng, bẹn…; Suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng; Rụng tóc, tiêu chảy, biếng ăn, hội chứng kém hấp thu; Tổn thương ADN.

(Khám, tư vấn sức khỏe cho đối tượng chính sách tại xã Đức Bác, huyện Sông Lô, Ảnh: Văn Hiệp)

Vì vậy để chủ động bổ sung kẽm, người lớn tuổi cần ăn thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày nên chủ động xây dựng chế độ ăn hợp lý, có nhiều loại thực phẩm giàu kẽm như: Thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn nạc…; Hải sản có vỏ như: hàu, ốc, hến, sò, cua, tôm…; Trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo nâu… Một số loại rau củ, các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng…

Người cao tuổi không nên ăn chay trường hoặc quá kiêng khem dẫn tới thiếu kẽm. Để bổ sung kẽm cho cơ thể, người cao tuổi nên ăn các thức ăn giàu kẽm từ cả nguồn động vật và thực vật. Người cao tuổi yên tâm sẽ không bị thừa kẽm qua chế độ ăn hằng ngày.

CKI. Phạm Thị Hiền  – Khoa Dinh Dưỡng

(Nguồn: Sức khỏe và Đời sống)

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dinh dưỡng cho bé trong mùa nóng

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể trẻ sẽ dễ mệt...

BÀI PHÁT THANH AN TOÀN TIÊM CHỦNG

Getting your Trinity Audio player ready... Tiêm chủng là cách tốt nhất...

Dinh dưỡng cho trẻ từ 7-24 tháng tuổi

Getting your Trinity Audio player ready... Ăn bổ sung (hay còn gọi...

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Vĩnh Phúc
© Copyright 2023 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc