Trang chủ Dịch vụ Xét nghiệm Hướng dẫn lấy mẫu nước để kiểm nghiệm (xét nghiệm) nước sinh hoạt

Hướng dẫn lấy mẫu nước để kiểm nghiệm (xét nghiệm) nước sinh hoạt

Getting your Trinity Audio player ready...

KIỂM NGHIỆM NƯỚC LÀ GÌ?

Kiểm nghiệm nước (hay còn gọi xét nghiệm nước) là một hình thức kiểm soát, phát hiện chất lượng thành phần các chất có trong nước uống, nước sinh hoạt, nước khác,…. nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng cũng như đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ sở kinh doanh, sản xuất.

HẬU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

  • Sử dụng nước có kim loại nặng dễ hình thành sỏi trong mật, thận. Hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc, tủy xương rối loạn hoạt động, gây tai biến não, cao huyết áp khi sử dụng nguồn nước nhiễm chì trong ăn uống.
  • Nước chứa Crom gây ung thư phổi, viêm gan, viêm thận. Nước bẩn chứa Mangan làm thận, hệ thống tuần hoàn bị thương tổn, nhiễm độc nặng dẫn đến tử vong. Hàm lượng natri vượt quá mức cho phép làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
  • Nước nhiễm thuốc bảo vệ thực vật gây nhiễm độc gan. Nước có chứa kali hoặc cadimi gây ảnh hưởng xấu đến xương. Chất cực độc Asen là nguyên nhân gây ra 20 bệnh khác nhau, đa phần đều nguy hiểm tính mạng. Đây cũng là nguyên nhân làm tế bào ung thư xuất hiện và phát triển trong cơ thể.
  • Nước bẩn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, gây kiết lỵ, tiêu chảy. Chưa kể các vi khuẩn, vi rút phát triển và sống trong nước bẩn làm lây dịch bệnh cho người và động vật.

HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY MẪU NƯỚC ĐỂ KIỂM NGHIỆM NƯỚC

Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người lấy mẫu. Mẫu sẽ không được phân tích nếu không rõ nguồn gốc mẫu.

1. Làm sạch – khử trùng – súc xả trước khi lấy mẫu nước

2. Để nước chảy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn để xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai.

3. Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy chai và đậy nắp lại.

4. Nếu không có đường ống lấy mẫu, có thể dùng chai hoặc gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.

    Cách lấy lấy mẫu xét nghiệm:

    1. Sau đây là một số lưu ý khi lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm, nếu không thực hiện đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác;

    2. Chai chứa mẫu nước thử, là chai sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa hoặc thủy tinh;

    3. Vị trí lấy mẫu nước thử: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mà bạn muốn xét nghiệm;

    4. Lấy mẫu nước xét nghiệm lý hóa: Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp;

    5. Lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrits:  Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu. Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.

      Chú ý:

      1. Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.

      • Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.
      • Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
      • Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm lý hóa và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín

      2. Bảo quản mẫu nước xét nghiệm:

      • Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.
      • Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng tư vấn xét nghiệm nước để được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.

      Hãy thực hiện xét nghiệm nước sinh hoạt để có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng.

      Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc cam kết cung cấp dịch vụ xét nghiệm nước cho khách hàng nhanh gọn, uy tín, chất lượng và chi phí theo đúng quy định của nhà nước.

      Điện thoại liên hệ: Ths. Bùi Văn Ủy, Trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc, Điện thoại: 0386.505.225

      Leave a comment

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Vĩnh Phúc
      © Copyright 2023 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc