Trang chủ Kiểm soát bệnh tật Phòng, chống HIV/AIDS Hiệu quả của điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả của điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Getting your Trinity Audio player ready...

Tính đến 31/05/2024 tổng số đang điều trị được 805/830 bệnh nhân đạt 97% chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Trong đó, bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 283/290 đạt 97,6%, TTYT huyện Lập Thạch 141/145 đạt 97,2%, TTYT huyện Bình Xuyên 143/145 đạt 98,6%, TTYT huyện Tam Dương 90/85 đạt 105,9%, TTYT huyện Vĩnh Tường 77/85 đạt 90,6% bệnh nhân, thành phố Phúc Yên 71/80 đạt 88,8%.

Theo kết quả đánh giá sau gần 10 năm triển khai bệnh nhân tham gia điều trị Methadone trên toàn tỉnh, lợi ích mà chương trình mang lại cho bệnh nhân: Thứ nhất, đa số người tham gia điều trị giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy, trước khi tham gia điều trị 100% bệnh nhân sử dụng Heroin, sau 24 tháng chỉ còn 8,41% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy; Thứ hai, bệnh nhân tham gia điều trị Methadone đã có sự cải thiện về sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống). Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 24 tháng điều trị; Thứ ba, chương trình còn giúp giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Nếu trước điều trị có tới trên 86,9% số bệnh nhân có hành vi tiêm chích ma túy, thì sau 06 tháng điều trị tỷ lệ này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm xuống còn 10% trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng; Thứ tư, điều trị Methadone đem lại nhiều lợi ích về trật tự an ninh, xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị. Thứ năm, do người nghiện chỉ phải đóng 10,000 đồng/ ngày phí uống thuốc thay cho tiêu 200,000 đến 500,000 đồng/ ngày khi dùng ma túy dạng thuốc phiện hoặc dạng tổng hợp, vì thế kinh phí của cá nhân và gia đình người nghiện không gặp tình trạng khốn cùng.

          Ngoài kết quả đã đạt được chương trình điều trị Methadone cũng còn một số tồn tại đó là: Tốc độ người nghiện tham gia điều trị thấp và chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh giao cho các cơ sở điều trị. Tỷ lệ bỏ trị khá cao (khoảng 30%) nguyên nhân được đánh giá chủ yếu do bệnh nhân vi phạm pháp luật; Một số bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt, vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều, đã có trường hợp buộc phải ngừng điều trị do vi phạm quy định về sử dụng chất dạng thuốc phiện trong quá trình điều trị; Hiện tượng một số bệnh nhân duy trì điều trị ở liều thấp (dưới 60mg/ ngày) để tiếp tục dùng kép các loại ma túy khác; Bệnh nhân bỏ trị Methadone cũng bởi một số bệnh nhân đi làm ăn xa, số khác do khoảng cách hàng ngày đến điểm uống Methadone xa ảnh hưởng tới công việc của họ.

Do vậy, để chương trình thực sự đạt kết quả cao cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông để giúp người dân nhận thức và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc tăng cường thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn điều trị, nội quy tại Cơ sở điều trị, công tác đảm bảo an ninh- trật tự, cần có sự phối hợp giám sát chặt chẽ của gia đình và xã hội.

Hơn nữa là cần có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và toàn xã hội như: Xây dựng chính sách quan tâm tới tạo việc làm tại công đồng phù hợp cho người nghiện đang tuân thủ điều trị Methadone sẽ góp phần giúp họ tuân thủ duy trì điều trị ổn định cuộc sống, tái hòa nhập xã hội, tuân thủ điều trị tốt; Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các kênh trực tiếp là các nhóm đồng đẳng người nghiện ma túy, qua các thành viên gia đình của người nghiện ma túy để họ hiểu đúng về lợi ích, tác dụng của phương pháp điều trị Methadone; Khuyến khích, động viên, thăm hỏi gia đình những người nghiện ma túy để họ tự nguyện đến đăng ký điều trị Methadone tránh ép buộc, gây áp lực để người nghiện phải điều trị Methadone vì như vậy sẽ làm người nghiện ít hợp tác tuân thủ trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị Methadone; Tăng cường truyền thông giảm  tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện ma túy vì kỳ thị phân biệt đối xử là rào cản khiến người nghiện không dám lộ diện, không tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn xét nghiệm HIV, nhận Bơm kim tiêm sạch, tham gia điều trị Methadone./.

Phạm Dũng – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Những tình huống có thể xảy ra khi điều trị PrEP

Getting your Trinity Audio player ready... Chương trình PrEP là sử dụng...

Mô hình xét nghiệm HIV online: một cách tiếp cận mới và thiết thực

Getting your Trinity Audio player ready... Mô hình xét nghiệm HIV online...

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Getting your Trinity Audio player ready... Điều trị dự phòng sau phơi...

Bạn có biết tới dịch vụ đặt test tự xét nghiệm HIV qua trang web https://tuxetnghiem.vn?

Getting your Trinity Audio player ready... Trong bối cảnh ngày càng nhiều...

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Vĩnh Phúc
© Copyright 2023 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc