Trang chủ Tin tức và sự kiện Bản tin y tế Nói không với các loại thuốc lá: Thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Nói không với các loại thuốc lá: Thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Getting your Trinity Audio player ready...

Chiến lược quảng cáo về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng của các hãng sản xuất đang tiếp cận và thu hút đối tượng khách hàng mới, đặc biệt là giới trẻ. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thường được quảng cáo là sản phẩm tiêu dùng “giảm rủi ro”, “không khói thuốc”, “được xã hội chấp nhận” dưới chiêu bài là một sản phẩm thay thế lành mạnh hơn đã góp phần bình thường hóa việc hút thuốc và tăng mức độ tiếp xúc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hành vi, tinh thần của giới trẻ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không có sản phẩm thuốc lá nào là an toàn cho sức khỏe. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chứa Nicotine và các hóa chất độc hại, ảnh hưởng tới não bộ, làm tăng nhịp tim và huyết áp, tăng đường máu. Nicotine đã được chứng minh làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài nghiêm trọng đó là nghiện, rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần… Nghiện nicotine lâu dài gây xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Sử dụng nicotine quá liều lượng gây nguy hiểm cho sức khỏe, đồng thời Glycol là một hóa chất độc hại được sử dụng trong chất chống đông, có khả năng gây ung thư cũng có trong thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất tạo hương vị hoa quả, kẹo trong dung dịch thuốc lá điện tử với cách quảng cáo về sự sành điệu rất dễ dàng lôi kéo các bạn trẻ thử thuốc lá điện tử.

WHO đã khuyến cáo: Việc cho phép các sản phẩm mới sẽ làm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này, dẫn tới nghiện nicotine và nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời cũng làm tăng nguy cơ dẫn tới sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở người trẻ.

Với thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, Tổ chức Y tế Thế giới muốn nhấn mạnh Ngày thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới các em bằng các sản phẩm có hại cho sức khỏe, kêu gọi chính phủ các nước áp dụng các chính sách bảo vệ các em khỏi các hành vi lôi kéo sử dụng thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị không ngừng các sản phẩm nguy hiểm cho sức khoẻ thông qua mạng xã hội và các nền tảng phát trực tuyến. Các cơ sở giáo dục cần tăng cường công tác truyền thông phổ biến thực thi Luật, Phòng chống tác hại của thuốc lá, tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tới học sinh, sinh viên.

Theo Bộ Y tế, Thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợp, bao gồm nicotin, các loại ma túy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà ảnh hưởng đến giống nòi và nhiều lĩnh vực khác. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng; Tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotin và các chất gây nghiện khác như ma tuý do không có sự ngăn chặn kịp thời.

Hãy “Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng” để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.  

Ngọc Mai

Trung tâm KSBT tỉnh

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thư mời chào giá

Getting your Trinity Audio player ready... Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...

Thư mời chào giá

Getting your Trinity Audio player ready... Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...

Truyền thông điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Getting your Trinity Audio player ready... Ngày 05/10/2024, Trung tâm Kiểm soát...

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Vĩnh Phúc
© Copyright 2023 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc